Lợi ích khi bạn được sở hữu Website bán hàng

Website là một kênh bán hàng đầy tiềm năng và không thể bỏ qua của bất cứ doanh nghiệp nào. Việc sở hữu một Website bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiếp cận thêm được nhiều tập khách hàng tiềm năng và tăng uy tín thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng cùng nhiều lợi ích khác nữa đang đợi bạn khám phá trong bài viết này của chúng tôi nhé!

1. Khái niệm về Website

1.1 Website  là gì?

Website còn được gọi với tên khác như trang mạng, trang web là kênh thông tin, một văn phòng hay một cửa hàng trên Internet được sử dụng để giới thiệu sản phẩm, quảng bá mô hình hoạt động của các doanh nghiệp, cửa hàng đến với khách hàng. Đây là một kênh thông tin không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong việc kinh doanh và xây dựng phát triển thương hiệu. Có thể coi Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng, đối tác trên Internet.

1.2 Có những loại Website nào?

1.2.1 Phân theo dữ liệu

Web tĩnhĐúng như tên gọi, Website tĩnh có thể hiểu là Website với dữ liệu không được thay đổi thường xuyên. Để thay đổi được nội dung trên trang web thì người quản trị phải truy cập vào mã lệnh để thay đổi thông tin. Nó không có cơ sở dữ liệu ở bên dưới hệ thống, cũng không có công cụ để điều khiển được nội dung gián tiếp. Thông thường, những Website tĩnh thường là html, htm…

Điểm cộng của loại Website này là nội dung đơn giản, không có sự can thiệp quá nhiều của người lập trình web cũng như không phải xử lý những câu lệnh phức tạp. Loại Website này được tạo nên để đối tượng sử dụng có thể thoải mái hơn, tự do sáng tạo của người thiết kế, đảm bảo được một giao diện đẹp mắt, hấp dẫn. Nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn không quá nhiều, nguồn nhân lực của bạn không đủ thì có thể lựa chọn giải pháp thiết kế này.

Nhìn chung, loại Website tĩnh cũng có khá nhiều khuyết điểm. Cụ thể là nó không có hệ thống hỗ trợ thay đổi thông tin. Do vậy, nếu cần phải cập nhật thông tin thường xuyên thì bạn phải am hiểu lập trình hoặc bỏ ra một khoản chi phí kha khá. Lời khuyên của các chuyên gia là, nếu có khả năng tài chính tốt ngay từ đầu bạn nên chọn loại Website động vẫn tốt hơn cả.

Khi sở hữu Website bán hàng bạn cần biết 2 loại Website là Website tĩnh và Website động

Web động: Đối với loại Web này thì nó sẽ bao gồm hai phần. Phần đầu tiên được hiển thị ở trên trình duyệt mà khi truy cập và internet bạn sẽ thấy. Phần thứ hai được tồn tại ngầm ở bên dưới, nó có công dụng để điều khiển nội dung của trang. Để xem và chỉnh sửa nội dung ngầm này thì chỉ có người quản trị, có tài khoản người dùng mới truy cập vào được.

1.2.2  Phân loại theo đối tượng sở hữu

Web cá nhân: Được xây dựng nhằm mục đích giới thiệu cá nhân của một diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng, người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, hội họa…

Web giới thiệu doanh nghiệp: Mục đích của nó là để quảng bá hình ảnh của công ty, doanh nghiệp. Nó có chức năng cập nhật các thông tin, sản phẩm, dịch vụ của đơn vị đó để quảng bá đến cho khách hàng khắp mọi nơi. Dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì doanh nghiệp đều có nhu cầu quảng bá thương hiệu đến với mọi người, do vậy thiết kế Website là một nhu cầu tất yếu.

Web thương mại điện tử: Đây là dạng Website bán hàng trực tuyến, nó cho phép thanh toán với nhiều hình thức khác nhau như chuyển khoản, tiền mặt, qua thẻ, cổng thanh toán của các dịch vụ hỗ trợ. Hầu hết các loại Website dạng này đều được tổng hợp nhiều mặt hàng khác nhau, người chủ sở hữu sẽ trực tiếp quản lý việc bán hàng, tương tự như quầy hàng tự chọn. Bên cạnh đó, cũng có loại web được xây dựng và tạo ra các gian hàng riêng để cho thuê….

Web tin tức: Mục đích của Website này là để cung cấp các thông tin về chính trị, xã hội, giáo dục, sức khỏe…Việc phát triển loại hình Website này chính là nền tảng từ các loại báo giấy truyền thống.

2. Những thành phần cơ bản phải có khi sở tạo Website bán hàng?

2.1 Header

Header là thành phần nằm ở vị trí đầu trang web và được hiển thị ở tất cả các trang trong Website như trang chủ, trang giới thiệu, trang liên hệ. Bên trong header thường chứa những thành phần sau:

  • Site ID
  • Home link
  • Menu điều hướng
  • Search box
  • Giỏ hàng

2.2 Site ID

Là định danh cho Website, dễ hiểu hơn là tên Website. Site ID thường được đặt ở góc bên tay trái. Bạn dễ thấy nhất chính là hình logo hoặc một đoạn slogan ngắn cho Website.

2.3 Homelink

Home link hay còn gọi là đường dẫn liên kết đến trang chủ, khi bạn click vào link này sẽ chuyển đến trang chủ của Website.

Home link có thể được làm theo hai cách sau:

  • Được gắn vào logo Website. 
  • Được gắn vào đoạn chữ, bạn dễ thấy nhất như chữ Trang chủ hay Home …

2.4 Menu điều hướng

Là vùng chứa tập hợp các link dẫn đến các trang chính trên Website. Thông thường menu sẽ được đặt bên trong header. Menu được thiết kế dễ nhìn, giúp cho người dùng nhanh chóng đi đến các trang chính trên Website. Ví dụ bạn thấy menu có thể gồm các link sau như: Trang chủ, Sản phẩm, Liên hệ, Giới thiệu …

Có khi menu cũng được đặt ở Scan columns hay Footer, những thành phần này bạn sẽ gặp ở phần tiếp theo.

2.5 Ô tìm kiếm (Search box)

Đối với những Website có rất nhiều bài viết hay sản phẩm, ô tìm kiếm giúp người dùng tìm những thông tin trên Website một cách nhanh chóng.

Ô tìm kiếm trên Website bán hàng

Ở header, ô tìm kiếm thường đặt phía góc phải và được làm đơn giản để không chiếm qua nhiều diện tích. Nó chỉ bao gồm một ô để nhập từ khóa cần tìm và một nút tìm. Nếu bạn nghĩ đến một ô tìm kiếm có nhiều chức năng hơn ví dụ như tìm theo danh mục sản phầm, màu sắc … (thường gọi là tìm kiếm nâng cao), hãy nghĩ đặt nó ở Scan columns.

2.6 Giỏ hàng

Đối với những Website bán hàng, bạn để ý sẽ thấy một biểu tượng hình giỏ hàng được đặt phía bên góc phải. Giỏ hàng có thể hiển thị thông tin như: số lượng sản phẩm đã chọn, tổng thành tiền là bao nhiêu? Khi người dùng click vào sẽ được chuyển đến trang giỏ hàng để xem chi tiết các sản phẩm đã đặt mua.

2.7 Slider

Thành phần này thường được đặt bên dưới header. Slider phổ biến là  hình ảnh, gồm nhiều tấm hình khác nhau nhưng không phải là hiển thị tất cả lên trang web. Slider sẽ có nút điều hướng, giúp bạn có thể di chuyển qua các slide khác. Ngoài ra slide có thể là video.

Slider được thiết kế đẹp sẽ thu hút khách hàng của bạn ngay lần đầu tiên vào trang web. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp slide ở rất nhiều trang web khác nhau.

2.8 Scan columns (Chia cột Website)

Tại sao gọi là “scan columns”, scan giống như là bạn dùng mắt duyệt qua từng phần của trang web, mà cụ thể ở đây là cột (columns). Khái niệm scan columns đã có từ rất lâu, trước đó đã được dùng trong việc xuất bản sách báo. Ngày nay scan columns được áp dụng rộng rãi trong thiết kế Website. Các dạng chia cột phổ biến bạn thường bắt gặp như chia 2 cột, 3 cột …

Scan column thường chiếm chiều rộng không quá nhiều, nó có thể chứa các thành phần sau:

  • Menu điểu hướng
  • Box tìm kiếm nâng cao
  •  Sản phẩm, bài viết nổi bật
  • Thông tin liên hệ
  • Banner quảng cáo

2.9 Banner trên Website

Có một số trường hợp nhầm lẫn giữa banner và header. Thực ra banner và header là hoàn toàn khác nhau. Từ banner được dùng trong việc quảng cáo như quảng cáo sản phẩm, quảng cáo sự kiện … Banner thông thường sẽ là hình ảnh, được thiết kế bắt mắt nhằm thu hút khách hàng. Các vị trí đặt banner phổ biến như trên cùng của trang (trên phần header) hay ở scan column. Ngoài ra bạn có thể thấy banner quảng cáo trong video clip như Youtube chẳng hạn.

2.10 Content area (phần nội dung trang web)

Đây là phần nội dung chính của trang web và chứa thông tin nhiều nhất. Phần nội dung trình bày dễ nhìn, thông tin hay sẽ giữ chân khách hàng của bạn lâu hơn.

Phần nội dung thường chứa các thành phần sau:

  • Tiêu đề trang (Page title): thường được đặt ở đầu phần nội dung. Tiêu đề thường có font chữ to và in đậm nhằm cho người dùng biết trang web đang nói về vấn đề gì.
  • Breadcrumb navigation (Breadcrumb trails): là thanh điều hướng phân cấp, giúp người dùng biết mình đang ở đâu trên trang web và có thể di chuyển giữa các mục trên trang web một cách nhanh chóng. Bạn để ý những trang tin tức thường có thanh điều hướng này và nó được đặt ở đầu phần nội dung trang. Ví dụ: Tin tức → Thể thao
  • Phần nội dung chính: phần này có thể chứa bất kì thông tin nào, thông thường Website sẽ có phần quản trị hay còn gọi là CMS để bạn có thể nhập nội dung này.
  • Paging navigation (điều hướng phân trang): đối với những trang web chứa rất nhiều nội dung như một trang trình bày danh sách sản phẩm hay danh sách bài viết, việc phân trang nhằm giúp giảm tải cho trang web để trang web load nhanh hơn, nó cũng giúp cho người dùng không phải cuộn chuột quá nhiều. Điều hướng phân trang thường được đặt ở đầu, cuối hay cả đầu và cuối trong phần nội dung trang.
  • Thanh thông tin: thường được đặt ở đầu hay cuối phần nội dung trang, thanh thông tin thường bao gồm các thông tin như ngày đăng bài viết, tác giả là ai, số lượt xem bài viết …
  • Thanh chia sẻ mạng xã hội: bao gồm các nút chia sẻ trang qua các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Google, Twitter …

2.11 Page footers

Còn gọi là chân trang, nằm ở vị trí cuối cùng của trang web và được hiển thị ở tất cả các trang trong Website của bạn. Chân trang thường chứa các thành phần sau:

  • Thông tin bản quyền Website
  • Link liên kết
  • Menu

3. Những yêu cầu của website bán hàng khi muốn hoạt động?

3.1 Đăng ký tên miền (Domain)

Website được xem là một cửa hàng, nơi buôn bán và giao dịch thứ hai của doanh nghiệp. Để Website hoạt động cũng sẽ có những yêu cầu tương tự như như một doanh nghiệp chính thức từ tên doanh nghiệp, địa chỉ, các yếu tố vật chất, hàng hóa và bảo quản hàng hóa…

Tên miền là tên gọi thay thế cho một IP gồm một dãy số khó nhớ. Nếu xem Website như cửa hàng của doanh nghiệp thì tên miền chính là địa chỉ cửa hàng của doanh nghiệp đó.

Tên miền càng ngắn, càng dễ nhớ và liên quan trực tiếp đến sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cung cấp sẽ giúp khách hàng tìm kiếm doanh nghiệp dễ dàng hơn

Việc đăng kí tên miền giờ đây trở nên rất dễ dàng bạn chỉ cần kiểm tra xem tên miền của mình đã được đăng kí hay chưa và liên hện trực tiếp với các nhà cung cấp để được tư vấn tốt hơn.

3.2 Đăng ký Hosting

Hositng là nơi không gian trên máy chủ có cài đặt Internet như FTP, www… không gian này lưu trữ tất cả dữ liệu của một Website như hình ảnh, tập tin…

Hosting có hai hệ điều hành thông dụng là Linux sử dụng cho ngôn ngữ PHP và Windows sử dụng ngôn ngữ ASP, ASP.NET.

Nói một cách đơn giản Hosting được xem là trụ sở chính của doanh nghiệp và trụ sở đó lớn hay nhỏ là tùy vào mức chi phí mà bạn đầu tư.

3.3 Thiết kế Website

Khi bạn đã có một cửa hàng hoàn chỉnh gồm trụ sở và địa chỉ việc tiếp theo chính là thiết kế và trang trí, trưng bày hàng hóa sao cho bắt mắt và thể hiện được sự khác biệt sẽ dễ dàng thu hút người mua.

Mỗi một lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có giao diện Website hoạt động khác nhau. Do đó bạn cần xác định chính xác mục đích của Website, để dễ dàng tích hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng hơn.

Ví dụ: Website hoạt động  về lĩnh vực bán quần áo thì bố cục Website phải rõ ràng, hình ảnh về sản phẩm phải gây chú ý, màu sắc logo phối hợp đẹp mắt và vị trí các danh mục sản phẩm dễ tìm kiếm, cách thanh toán phải thật nhanh chóng…

Hoặc đơn giản hơn nếu bạn không chuyên về thiết kế Website. Bạn có thể liên hệ với các công ty thiết kế Website. Họ sẽ cung cấp và thiết kế theo yêu cầu bạn mong muốn.

Lưu ý: Chọn giao diện có thể tương thích với giao diện máy tính và cả điện thoại giúp Website thân thiện hơn trong mắt khách hàng

Hãy tìm kĩ ở mục 2 của bài viết để có thể thiết kế cho mình một Website đủ tiêu chuẩn.

3.4 Duy trì, quảng cáo Website bán hàng

Website hoạt động như một doanh nghiệp thật sự chính vì vậy cũng đòi hỏi bạn phải đầu tư về cả quảng cáo, PR và các kế hoạch truyền thông, công cụ Seo để có thể tham gia trong cuộc cạnh tranh thứ hạng trên thị trường internet ngày càng phát triển hiện nay.

Để duy trì và phát triển bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức tuy nhiên khi đã thành công bạn sẽ nhận lại được kết quả xứng đáng. Chi phí mà bạn bỏ ra là rất thấp và lượng khách hàng mà bạn tiếp cận được là không hề giới hạn.

Trên đây là khái quát những bước cơ bản mà bạn cần hiểu về Website. Hãy chủ động tìm hiểu và tham khảo về những bài viết chuyên sâu hơn của chúng tôi để có thêm kinh ghiệm và tìm ra được nhà cung cấp phù hợp nhất cho Website của bạn.

4. Lợi ích của việc sở hữu Website bán hàng

4.1  Tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng 

Công việc kinh doanh, buôn bán là công việc đòi hỏi sự tương tác cao với khách hàng và việc kinh doanh có mở rộng được hay không là dựa vào sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn hoạch định cho mình những chiến lược kinh doanh để đến gần hơn với khách hàng

 

Sở hữu Website bán hàng sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn

Khi một doanh nghiệp hay cửa hàng kinh doanh nhưng không có Website thì sẽ có rất nhiều hạn chế, khách hàng chỉ có thể tham khảo các sản phẩm cũng như mua hàng trực tiếp tại cửa hàng trong một khung thời gian nhất định. Những cửa hàng bán trực tiếp sẽ có khung thời gian mở cửa hạn chế và ở những địa điểm nhất định, đôi khi không thuận tiện cho khách hàng trong việc đi lại cũng như mua các sản phẩm.

Sở hữu Website bán hàng, doanh nghiệp sẽ có thể tương tác với khách hàng mọi lúc, mọi nơi, không còn giới hạn về không gian hay thời gian. Thông qua các tiện ích trên Website, khách hàng có thể tương tác trực tiếp với doanh nghiệp, tìm hiểu các sản phẩm…

Đồng thời, những chương trình khuyến mãi, các chính sách đãi ngộ cũng sẽ được cập nhật một cách nhanh nhất tới khách hàng. Điều này sẽ làm tăng khả năng tương tác và góp phần nâng cao doanh thu bán hàng.

4.2 Tiết kiệm chi phí 

Thiết kế web bán hàng chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí kinh doanh. Đơn giản, bạn thử nhìn lại tất cả ý trên, nếu bạn bỏ tiền ra để làm tất cả những điều đó thì doanh nghiệp của bạn sẽ tốn bao nhiều tiền? từ thuê mặt bằng, nhân viên kinh doanh, tiếp thị,… Với web bán hàng bạn không cần phải thuê mặt bằng để kinh doanh nữa, không cần phải thuê cả một độ ngũ nhân viên kinh doanh cũng như tiếp thị, nhưng lại thu được hiệu quả cao. Việc điều hành quản lý cửa hàng cũng trở nên vô cùng đơn giản.

4.3 Tối ưu quảng cáo

Sở hữu Website bán hàng giúp bạn có điều kiện triển khai quảng cáo tiếp thị lại. Tiếp thị lại là một tính năng rất mạnh trong của cáo Google và Facebook. Quảng cáo hiển thị sản phẩm đến những người đã từng vào Website, đã từng mua hàng,… thúc đẩy hành động mua hàng, tăng nhanh số lượng khách hàng thân thiết.

4.4 Nâng cao uy tín bán hàng – gia tăng đơn hàng

Sở hữu Website bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được sự uy tín cũng như xây dựng được thương hiệu của mình. Website sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp với kho giao diện phù hợp, hấp dẫn. Nó sẽ cập nhật được liên tục những hoạt động của doanh nghiệp cho khách hàng được biết.

Sử dụng Website là một trong những cách để tạo dựng được thương hiệu cũng như quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp mà không tốn kém chi phí. Đó là một trong những mục đích mà doanh nghiệp muốn đạt được khi xây dựng một Website.

4.5 Tương tác với khách hàng 24/7

Một lý do không kém phần quan trọng để doanh nghiệp của bạn nên có Website đó chính là Website giúp bạn tương tác và hỗ trợ khách hàng 24/7. Chỉ với một tiện ích đơn giản như Live chat là bạn đã có thể nói chuyện với khách hàng bất cứ lúc nào, điều này cũng giúp bạn thu thập ý kiến phản hồi của họ về sản phẩm dịch vụ của mình, từ đó có thể đưa ra những chiến lược thay đổi phù hợp, mang lại nhiều giá trị hơn và giữ họ là khách hàng chung thành lâu 

4.6 Giúp khách hàng dễ dàng xem sản phẩm của bạn

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy là hình ảnh sản phẩm trên Website nhìn lúc nào cũng chuyên nghiệp so với trên Facebook.

Trên đây là những lợi ích của việc sở hữu Website bán hàng, mong rằng những kiến thức mà chúng tơi đã cung cấp sẽ đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Hãy cùng đón đọc các bài viết của chúng tôi về Kiến thức Website trong các bài viết tiếp theo.

×